Cách điêu khắc tượng đá? Làm sao để điêu khắc đá đẹp?

Nghề điêu khắc tượng đá là một trong những nghề có lịch sử lâu đời bậc nhất xuất hiện từ rất lâu và phát triển. Cho đến ngày nay điêu khắc không những làm một loại hình nghệ thuật độc đáo. Mang lại cái đẹp, sự sắc xảo, tinh tế và đầy sáng tạo của người nghệ nhân. Mà còn được xem là nghề truyền thống, một nét văn hóa riêng của làng đá mỹ nghệ non nước. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách điêu khắc tượng qua bài viết dưới đây nhé !

Công việc điêu khắc tượng đá
Công việc điêu khắc tượng đá

Quy trình cơ bản

Điêu khắc tưởng đá là quá trình người nghệ sỹ, nghệ nhân tạo nên các bức tượng.

Đá có nhiều loại khác nhau , đem đến cho nghệ nhân những lựa chọn phong phú về màu sắc, chất lượng, độ cứng . Đá càng mềm thì càng dễ thao tác.

+ Đá mềm như đá vôi mềm, đá bọt, đá soapstone là loại mềm nhất, dễ dàng điêu khắc với những vật dụng dễ tìm như đá cứng hơn hoặc chỉ bằng móng tay.

+ Những loại đá như thạch cao tuyết hoa, đá vôi, sa thạch, xếp hạng trung bình về độ cứng, có thể được chạm khắc bởi các dụng cụ bằng sắt đơn giản hoặc các công cụ mài mòn.

+ Loại đá cứng nhất và có độ bền cao nhất là đá núi lửa, bao gồm đá hoa cương , đá diorit và đá bazan, rất khó tạc tượng, ngay cả khi dùng các dụng cụ có mũi bằng cacbua vonfram hay thép cứng.

Bên cạnh những dụng cụ truyền thống như các loại đục điểm, đục răng cưa, đục bằng, thẳng và búa, các nghệ nhân còn dùng những loại máy như búa hơi, máy mài góc, máy cắt tay và nhiều loại máy khoan tay khác.

Nghệ nhân có thể đục tượng bằng phương pháp điêu khắc trực tiếp, tức là đục trực tiếp trên viên đã được chọn, chủ yếu dựa vào tính chất và hình dáng tự nhiên của đá và các phác thảo hoặc bản vẽ để tạc thành tượng.

Tuy nhiên, để tạo được những tác phẩm tượng chất lượng cao, hầu hết các nghệ nhân đều chọn phương pháp điêu khắc gián tiếp, tức là sử dụng mẫu chi tiết theo tỷ lệ thu nhỏ hoặc bằng kích thước thật (mẫu này được lên từ đất sét sau đó đổ sang thạch cao, sáp hoặc Composite) để chép qua chất liệu đá với các bước cơ bản sau :

Chọn nguyên liệu

Bước đầu tiên quan trọng để điêu khắc tượng đá là khâu chọn nguyên liệu. Loại đá được sử dụng để làm tượng phải là loại đá cẩm thạch với nhiều màu sắc, hoa văn đẹp như đỏ, đen, trắng, kết cấu mịn, mềm và dễ tạo hình. Loại đá đáp ứng những tiêu chí này chỉ có duy nhất tại núi đá Ngũ Hành Sơn thế nhưng đáng tiếc là từ năm 1990 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã ra quyết định không cho phép khai thác đá ở Ngũ Hành Sơn. Vậy nên hiện nay thợ làng nghề phải nhập đá từ những nơi khác về để tạo tác.

Ra phôi đá

Sau khi lựa chọn viên đá thích hợp, nghệ nhân thường bắt đầu gọt bỏ những mảng lớn phần đá không cần đến bằng dụng cụ đục điểm, đục nêm và búa đục đá. Cạnh dụng cụ đục được đặt tựa vào phần đá được chọn và dùng búa gõ rớt ra với một lực được kiểm soát một cách khéo léo .

Đây là bước tạo hình sản phẩm ở dạng thô. Các công đoạn như : tạo chân đế trên mặt phẳng, xác định điểm chuẩn tạo hình, vẽ phác thảo trên giấy, sau đó vẽ lên mặt đá hoặc in trực tiếp lên đá điều nằm trong quá trình tạo phôi. Với những sản phẩm nghệ thuật cao thợ đá phải phác thảo và làm phôi đất sét cho đến khi đạt yêu cầu mới bắt đầu tạo tác trên đá tạo ra sản phẩm.

Tạo dáng, chỉnh hình

Sau khi xong phôi tượng, nghệ nhân dùng phấn hoặc bút chì đánh dấu chính xác lên đá, sử dụng các dụng cụ khác như đục răng cưa để chỉnh hình, tạo ma che cho tượng . Lúc này, nghệ nhân dùng búa và đục với lực nông và tinh tế hơn .

Đi vào chi tiết và hoàn thiện tượng

Sau khi tạo được hình dáng cơ bản của tượng, nghệ nhân dùng các dụng cụ mài giũa để đưa tượng về đúng hình dạng cuối cùng, loại bỏ những phần đá nhỏ còn dư thừa . Dụng cụ mài nhỏ sẽ được dùng để tạo những chi tiết tinh tế như các nếp gấp quần áo, các lọn tóc .

Đánh bóng

Cuối cùng, tượng được mài bóng bằng giấy nhám để làm nổi bật màu sắc đá, các chi tiết bề mặt và tạo độ sáng bóng cho tượng . Nghệ nhân dùng các dụng cụ mài bằng kim cương để tăng độ bóng bề mặt tượng .

Phải lựa chọn loại giấy nhám mềm khi mài sẽ giúp sản phẩm láng bóng hơn bao giờ hết. Nếu dùng các loại giấy nhám tùy tiện mà không tuân theo quy chuẩn sẽ cho ra sản phẩm kém chất lượng dễ gãy với chi tiết nhỏ và dễ bị sướt.

Cuối cùng ở khâu đánh bóng cần chú ý dùng axit H2SO4 với nồng độ thích hợp để quá trình ăn mòn đá do axit đạt kết quả tốt nhất khi tưới lên sản phẩm. Lưu ý không đổ trực tiếp axit H2SO4 nồng độ cao lên sản phẩm vì có thể gây ăn mòn mạnh trên đá khiến sản phẩm bị ngả vàng gây mất thẩm mỹ. Sau khi dùng axit ăn mòn đá xong, thợ đá sẽ tiến hành phủ sơn màu và sơn lót không màu lên sản phẩm, với mục đích giúp sản phẩm trở nên sáng bóng và sinh động hơn. Sản phẩm có màu sắc đẹp hay không đôi khi cần phải sử dụng những bí quyết độc quyền của người thợ đá. Nhiều thợ đá còn nhuộm sản phẩm bằng bã chè xanh, xi đánh giầy màu nâu hoặc chàm… cho ra sản phẩm với màu sắc bắt mắt đa dạng và phong phú.

Công việc điêu khắc tượng đá
Công việc điêu khắc tượng đá

Tham khảo thêm: TOP 10 Mẫu Tượng Đá Trang Trí Phòng Khách Đem Lại Sự Sang Trọng

Làm sao để điêu khắc đá đẹp?

Để điêu khắc tượng đá đẹp cần chú ý đến các yếu tố sau đây:

Chất liệu làm tượng đá

Chất liệu luôn là một nhân tố quan trọng để điêu khắc thành công. Một bức tương đẹp thì phải được hình thành trên những phiến đá đẹp nhất. Tùy từng loại tượng mà có thể chọn được loại đá phù hợp. Đá phải đảm bảo có nguồn gốc từ tự nhiên với độ cứng và độ dẻo ổn định, phiến đá bằng phẳng, mịn, vân đá độc đáo và màu bền.

Hình dáng của bức tượng

Hình dáng của tượng đá cũng là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp của tác phẩm. Mỗi tác phẩm là sự kết tinh của đôi bàn tay khéo léo cùng với trí tuệ của nghệ nhân. Tượng chính là sự mô phỏng của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Tượng cũng có muôn hình vạn trạng, lựa chọn một hình dáng tượng càng độc đáo, càng sáng tạo thì càng dễ gây được sức hút với người xem.

Đường nét điêu khắc

Những đường nét chạm khắc làm nên hình hài một tác phẩm tượng đá. Vì thế nó là một yếu tố quan trọng để quyết định sản phẩm đó có đẹp hay không? Đường nét của mỗi tác phẩm tượng cần thể hiện được sự tinh tế và khéo léo. Mỗi nhát đục, đẽo phải thực sự tỉ mỉ và tinh xảo nhất. Có thể bức tượng mới thực sự hấp dẫn và thu hút.

Linh hồn của bức tượng đá điêu khắc

Nếu như những đường nét làm nên hình dáng của bức tượng thì thần thái và linh hồn làm nên sự độc đáo và ấn tượng của tượng. Một tác phẩm đẹp thì cần phải thể hiện được cái hồn và phải truyền tải được sự sống động của tác phẩm. Bởi nghệ thuật điêu khắc là phải tái hiện được mọi hoạt động trong đời sống, và thể hiện tinh thần cũng như tâm linh của con người.

Nghề điêu khắc tượng đá
Nghề điêu khắc tượng đá

Tham khảo thêm: Tượng đá cẩm thạch có bền không?

Lựa chọn địa chỉ cung cấp dịch vụ điêu khắc tượng đá theo yêu cầu uy tín

Một cơ sở uy tín sẽ là nơi sở hữu đội ngũ nhân công giỏi, có tay nghề cao. Bạn có thể nhận ra điều này thông qua các thành phẩm tạo ra. Dễ dàng thấy được thợ giỏi sẽ có những đường chạm trổ sắc nét, có chiều sâu và tạo được ấn tượng. Ngược lại, thợ chưa có tay nghề sẽ khiến tượng đá không thể hiện hết cái “hồn” mà người thiết kế muốn truyền tải.

Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những dịch vụ phù hợp.

Mong rằng các thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp mình sớm tìm được một địa chỉ cung cấp dịch vụ điêu khắc tượng đá theo yêu cầu chất lượng, uy tín.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

– Hotline: 0965 924 665 

– Email: tactuongda@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0965 924 665