Lư hương đá hay đỉnh hương đá thường thấy ở đình chùa, nhà thờ, lăng mộ, đình làng có thể đi kèm với đèn đá, hạc đá, bàn lễ … Lư hương bằng đá có độ bền lớn hơn rất nhiều so với lư hương xi măng, ngoài ra nó còn có vẻ đẹp tâm linh cổ kính với những hoa văn tinh xảo.
Lư hương đá là gì?
Lư hương đá là đồ tế khí-linh khí dùng để thờ cúng và để thắp hương (nơi để cắm hương vào). Theo quan niệm từ xưa, lư hương chính là nơi kết nối gắn kết lòng thành, sự tôn kính, tưởng nhớ của con người với thần linh, của người còn sống đối với người đã khuất…
Lư hương thường được làm bằng nhiều chất liệu như đồng, đá, xi măng cốt thép, gốm với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Trong đó, lư hương đá hiện nay đang chiếm ưu thế so với lư hương đồng như trước đây bởi tính thẩm mỹ và tiện lợi khi để được ngoài trời.
Về nguồn gốc của lư hương đá, theo vết tích lịch sử để lại thì ở nơi thờ cúng linh thiêng, con người thường xây các cột trụ cao dựng thẳng đứng lên trời để thờ cúng và tế thần linh, cột trụ đó được hiểu là nơi liên kết, kết nối giữa trời và đất, âm dương, người và thần… về sau, các cột trụ được cách điệu, chạm hoa văn, đơn giản, tinh tế lại và hình thành nên chiếc lư hương.
Ngày nay, Lư hương đá không chỉ mang ý nghĩa về mặt tâm linh mà nó còn là đồ vật dùng để trang trí, làm đẹp cho không gian thờ cúng.
Tham khảo thêm: Sen Đá – Những Mẫu Sen Đá Đẹp
Đặc điểm của sản phẩm lư hương đá
Lư hương hay còn có một tên gọi khác là bảo đảnh, tức đảnh báu. Đối với cuộc sống tâm linh, lư hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để thể hiện tầm quan trọng ấy, thơ cổ đã có câu:
“Bảo đảnh nhiệt danh hương
Lư Phần Bảo Đảnh Trung”
Tức là trong bảo đảnh đối hương báu.
Phần tai của lư hương được nghệ nhân chạm khắc họa tiết hoa văn trang trí như rồng, lá, mây, sóng hoặc tùng cúc…. nhưng cũng có thể chạm hoa văn trang trí dựa theo yêu cầu cụ thể của từng đối tượng khách hàng riêng.
Lư hương đá được sử dụng phổ biến nhất là loại dáng tròn, có 3 chân, đại diện cho Tam bảo, Phật Pháp Tăng. Dù là lư hương lớn hay nhỏ thì cũng không thể thiếu bất kỳ một chân nào.
Ngoài ra, lưu hương cũng được coi là biểu tượng cho Tâm Bảo. Bởi lẽ đó mà người ta gọi chúng là Bảo đảnh.
Lư hương đá được sử dụng để cúng vào các lễ như “Thập cúng dường” và “Lục cúng dường”. Khi cúng, hương sẽ được cắm vào lư hương. Các đồ dùng để cắm hương phải đảm bảo yếu tố đẹp, tốt và quý để thể hiện lòng thành kính với Thần Phật. Thế nên, lư hương phải được làm tỉ mỉ, kỳ công, đảm bảo có tính thẩm mỹ cao.
Mặt khác, lư hương đá cũng có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa thiền tư. Khi tổ chức nghi thức tùng lâm, lư hương vừa là nơi để cắm hương vừa là điểm nhấn trung tâm.
Bên cạnh đó, lư hương cũng là một món đồ cúng tâm linh, thể hiện nét đẹp văn hóa Việt bao đời và giúp con người bày tỏ lòng thành kính tới thần linh, tổ tiên.
Tham khảo thêm: TƯỢNG QUAN THẾ ÂM BẰNG ĐÁ – ĐỊA CHỈ MUA TƯỢNG QUAN THẾ ÂM UY TÍN
Ý nghĩa lư hương trong văn hóa tâm linh
Theo quan niệm trời tròn đất vuông thường thì lư hương dùng để cúng Phật, Thánh… thường có hình tròn. Trong chùa thường có những mẫu lư hình hoa sen rất đẹp. Lư hương thường được để trên án thờ nên gọi là “tọa lư” hoặc là “cúng lư”. Tùy theo tâm ý của gia chủ khi dâng hương cúng dường mà có tên gọi khác nhau như: nhang thắp thì gọi là lư cắm nhang, nếu như khi thắp để nằm cây hương thì gọi là “ngọa hương lư”, còn nếu như dùng hương bột để xông hương thì gọi là “đàn hương lư”.
Hiện nay, lư hương đá được chế tác dưới nhiều mẫu mã khác nhau như: hình bảo đảnh, hương đẩu, sư tử, chim hạc, liên hoa… nhưng vẫn không làm mất đi ý nghĩa lư hương. Hoa văn trang trí thường được nghệ nhân dùng họa tiết mang ý nghĩa tâm linh như: song long chầu nguyệt, hình con dơi và chữ (Vũ) Hán ý nghĩa… Tùy vào không gian thờ tự, có nơi lư hương thường đi cùng với đôi hạc chầu có kích thước cao hơn
Trong nhà Phật, ý nghĩa lư hương còn được hiểu là “bảo đảnh” có nghĩa là đảnh báu mà trong các bài tán hương thường viết: “Bảo đảnh nhiệt danh hương” lò báu đốt hương thơm, “lư phần bảo đảnh trung” trong bảo đảnh đốt hương báu… Thường thì tất cả mẫu lưu hương đều thiết kế 3 chân, tượng trưng cho Tam bảo (bao gồm: Phật, Pháp Tăng) trong đạo Phật và không thể thiếu một trong ba.
Ý nghĩa lư hương là thể hiện nét đẹp văn hóa hướng thiện, hướng đến những điều tốt đẹp, kính trọng thần, phật. Lư hương còn thể hiện sự thanh tịnh thoát tục khi được bài trí trong thiền thất hay trà am.
Tham khảo thêm: Tượng Đá Cẩm Thạch – Những Mẫu Tượng Đá Cẩm Thạch Được Ưa Chuông Nhất Hiện Nay
Nên Đặt Lư Hương ở vị trí nào
Lư hương đá đặt như thế nào cho đúng phong thuỷ, tính thẩm mỹ cũng là điều mà nhiều người quan tâm.
Vị trí đẹp nhất là đặt chính giữa bàn thờ. Nếu bàn thờ có nhiều lư hương thì phân định rõ lư hương này thờ vị nào và không được nhầm lẫn.
Lư hương để trong đình chùa, miếu, nhà thờ thì thường được đặt ở ngoài trời ngay trước và chính giữa cổng vào.
Tham khảo thêm: Tượng đá Non Nước Đà Nẵng? Giá tượng đá Non Nước ? Cơ sở điêu khắc uy tín
Cơ sở điêu khắc Lư hương đá uy tín
Trong số rất nhiều cơ sở điêu khắc lư hương đá phong thủy trên thị trường, Cơ sở Đá Điêu Khắc Tượng Đá Phong Thủy – Tactuongda.com là cơ sở chuyên điêu khắc các loại Tượng Đá tự nhiên và nguyên khối uy tín hàng đầu, chất lượng đáng tin cậy và giá thành hợp lí.
Khi đến với Tactuongda.com, quý khách sẽ được tư vấn kĩ càng và tận tâm về việc chọn chất liệu đá, mẫu mã kích thước sao cho phù hợp nhất. Chúng tôi cam kết mang lại những sản phẩm chất lượng với giá thành tốt nhất. Tactuongda.com còn nhận tận nơi cho khách hàng có nhu cầu.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
– Hotline: 0965 924 665
– Email: tactuongda@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.