Những ngày lễ quan trọng của Đạo Công Giáo

Những người theo đạo Công giáo đều không thể bỏ qua những ngày lễ quan trọng của giáo hội trong một năm. Dưới đây, tactuongda  sẽ liệt kê những ngày lễ cụ thể để mọi người ghi nhớ.

Mùa Phục Sinh hàng năm thường rơi vào tháng tư – ngày này là ngày kỷ niệm ngôi hai Thiên Chúa sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh vào thập giá để chuộc tội cho người dân. Cho nên đây là ngày lễ quan trọng và là một mùa ăn chay lớn nhất trong năm của người theo đạo Công giáo.

Người Kitô hữu tin rằng cái chết và Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống trên Thiên Đàng mà Người đã trao ban.

Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (chay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hội Kitô giáo tưởng nhớ Cuộc thương khó của Giêsu Kitô, cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Giêsu đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu, mọi cử hành phụng vụ trong tuần này đều nói lên thái độ đau buồn, nhưng với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi.

le-phuc-sinh?

Lễ Phục Sinh kỷ niệm ngày Chúa sống lại sau khi bị đóng đinh trên thập giá

nhung-ngay-le-quan-trong-cua-dao-cong-giao

Chúa lên Trời xin hướng lòng chúng con về Trời

Lễ Chúa lên trời thường rơi vào ngày Thứ Năm nhưng các Giáo Hội cũng có thể dời vào chủ nhật kế tiếp để mọi người tiện tham dự. Theo lời tiên tri sau khi Chúa Giêsu sống lại rồi người sẽ lên trời 40 ngày sau để kết thúc sự hiện diện của mình nơi trần thế. Đây cũng là nguồn gốc ra đời của ngày lễ chúa lên trời cho những người theo đạo.

Theo Kinh Thánh, sau khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài đã “tỏ mình đang sống” với những người phụ nữ gần mộ cùng các môn đồ của Ngài. Vào những ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đồ của Ngài về nước Đức Chúa Trời.

Bốn mươi ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu cùng các môn đồ đã đi tới núi Ô-li-ve gần Giê-ru-sa-lem. Ở đây, Chúa Giêsu đã hứa với những môn đồ đi theo Ngài rằng họ sẽ sớm nhận lãnh Đức Thánh Linh rồi Ngài bảo họ phải ở lại Giê-ru-sa-lem cho tới khi Đức Thánh Linh tới. Sau khi ban phước cho họ, Ngài đã thăng thiên (trở về thiên đàng). Sự thăng thiên của Ngài đã được miêu tả rõ trong Lu-ca 24;50-51 và công vụ 1:9-11.

Cũng theo Kinh Thánh, sự thăng thiên của Chúa Giêsu là sự trở lại thiên đàng bằng thân xác theo nghĩa đen. Khi các môn đồ nhìn theo Ngài, một đám mây tiếp Ngài khuất dần và 2 thiên sứ xuất hiện hứa rằng Đấng Christ sẽ trở lại “như cách mà các ngươi thấy Ngài lên trời vậy”

Ý ghĩa của Lễ Chúa Giêsu Lên Trời

Sự thăng thiên của Chúa Giêsu hàm chứa những ý nghĩa như sau:

  • Sự thăng thiên ấy báo hiệu công việc của Ngài trên đất đã kết thúc. Đức Chúa Cha đã âu yếm gửi con trai của Ngài vào thế gian ở thành Bết-lê-hem và giờ đây người con trai ấy đang trở về với Cha.
  • Đánh dấu sự trở về thiên đàng một cách vinh hiển của Ngài.
  • Thể hiện ngụ ý về sự khởi đầu mới của Ngài.

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời chính là ngày hội, ngày để những người Kitô hữu tưởng nhớ tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu rời bỏ các tông đồ nhưng chỉ theo nghĩa hữu hình. Ngài vẫn luôn sẵn sàng tiếp bước với Giáo hội, vẫn tiếp tục hiện diện, cách vô hình, để hành động nơi Giáo hội. Hơn nữa, sâu thẳm trong tâm thức của các Kitô hữu, sự “chia ly” này chỉ là tạm thời, bởi vì Chúa Giêsu sẽ trở lại.

nhung-ngay-le-quan-trong-cua-dao-cong-giao-01

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ban phước lành

Sau khi Chúa Giêsu lên trời thì Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông đồ và Hội Thánh mới thành lập nên cho ra đời ngày lễ Chúa Thành Thần hiện xuống. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là lễ hiện xuống, đây cũng được xem là một ngày lễ quan trọng của người theo đạo Công Giáo và được tiến hành vào ngày thứ năm mươi của mùa Phục Sinh.

nhung-ngay-le-quan-trong-cua-dao-cong-giao-02

Lê đức Mẹ lên trời

Bên cạnh Đức Chúa Giêsu thì Đức Mẹ Maria cũng được nhiều người tin yêu nên trong năm có ngày lễ Đức Mẹ lên trời rơi vào ngày 15 tháng 8 hằng năm. Một số nơi cũng gọi lễ này là lễ Đức Mẹ an giấc và tuỳ mỗi nơi có thể có thêm chuộc lễ và ngày tạ ơn Đức Mẹ.

Giáo hội Công giáo Rôma định sự kiện này là một “tín điều” (điều phải tin) do Giáo hoàng Piô XII ban hành vào ngày 1 tháng 11 năm 1950 qua Hiến chế “Munificentissimus Deus” (Thiên Chúa vô cùng vinh hiển). Trong hiến chế này, Giáo hoàng Piô XII tuyên bố[1]: “Sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa vừa vô nhiễm vừa mãi mãi đồng trinh, đã được đưa vào vinh quang thiên quốc cả hồn lẫn xác” bởi những lý do: Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa; thân xác Đức Giêsu sinh ra từ thân xác Đức Maria (“caro Jesu est caro Mariae”); thân xác Đức Maria không hề sa sút nhưng vẫn trinh khiết vẹn toàn và bởi đó thật xứng đáng nếu thân xác ấy không bị hư nát sau khi chết; và vì đã liên kết chặt chẽ với Đức Ki-tô trong sứ mạng cứu độ của Người ở trần gian, nên Đức Maria cũng thật xứng đáng được chia sẻ tình trạng vinh quang của thân xác.

nhung-ngay-le-quan-trong-cua-dao-cong-giao-03

Lễ các Thánh

Lễ các Thánh được tổ chức vào ngày 1 tháng 11 hằng năm là ngày lễ trọng nhằm tôn vinh các vị Thánh trên Thiên đàng. Đây cũng là dịp để giáo dân học theo các Thánh làm việc lành phúc đức, rao giảng tin lành và sống theo đạo chúa.

nhung-ngay-le-quan-trong-cua-dao-cong-giao-04

Lễ giáng sinh an lành

Lễ Giáng Sinh hay Noel vào ngày 25 tháng 12 hàng năm là ngày lễ trọng đại cuối cùng trong năm của đạo Công Giáo. Mọi người dân theo đạo đã chuẩn bị trang trí chào đón Noel từ trước đó 1 tháng để chào mừng ngày Chúa Giêsu ra đời. Không chỉ các nhà thờ mà ngay cả nhà giáo dân và khu vực xóm đạo cũng giăng đèn, làm hang đá trang trí hết sức lộng lẫy thu hút sự chú ý của mọi người cả trong và ngoài đạo.

Vì vậy, đạo Công giáo luôn răn dạy chúng ta những điều tốt đẹp phải sống theo lẽ phải và có niềm tin sẽ giúp giáo dân vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống. Hy vọng với những kiến thức tìm hiểu về đạo Công giáo sẽ giúp mọi người hiểu hơn về tôn giáo linh thiêng này.

Giống như Nhật Bản, dù không phải là ngày nghỉ chính thức tại Việt Nam nhưng Giáng sinh vẫn được coi như một ngày lễ chung, được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Một số công ty, tổ chức tư nhân có thể cho nhân viên nghỉ trong ngày Giáng sinh. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi, có thể là cây nhân tạo làm bằng nhựa, hoặc cây thật thường là thông ba lá hoặc thông đuôi ngựa, trong khi ở các nước phương tây dùng đa dạng các loài thông, vân sam, lãnh sam. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây.

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Và cũng giống như Nhật Bản, trong đêm Giáng Sinh là dịp để, những đôi “tình nhân” âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông già Noel, gia đình bè bạn cùng nhau mở tiệc vui lễ (ở Mỹ khi cặp đôi đứng cạnh nhau sẽ trao cho nhau một nụ hôn)

Nếu có nhu cầu mua tượng đá công giáo hoặc các vật phẩm thờ cúng bằng đá mọi người hãy liên hệ với cơ sở đá mỹ nghệ Minh Giang qua website  TACTUONGDA.COM để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0965 924 665