Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Thế nhưng, nhiều Phật tử lại chưa biết rõ về lịch sử Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như không hiểu tại sao Ngài lại có nhiều tên gọi như vậy. Nhiều người còn nhầm lẫn với các vị Phật khác trong Phật giáo.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Nguồn gốc và sự ra đời của Phật Thích Ca Mâu Ni:
Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 8 tháng 4 Âm Lịch năm 624 TCN. Về sau, đại hội Phật Giáo Thế Giới đổi và tổ chức ngày Đại Lễ Phật Đản vào ngày trăng tròn 15-4 Âm Lịch.
Cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca (Skakya). Mười hai năm trước khi ra đời, các tu sĩ Ấn Giáo đã tiên tri rằng Ngài sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết lừng danh của thế giới loài người. Vì không muốn Phật Thich Ca trở thành tu sĩ, cha của Ngài đã giữ Ngài bên trong cung điện.
Với sự thông minh, tài trí và sức mạnh phi thường của mình ngài được nhiều người ngưỡng mộ và yêu quý. Năm 16 tuổi, vào một cuộc thi tuyển chọn phò mã, ngài đã nâng chiếc cung nặng, trước giờ chưa ai nâng nổi bắn xuyên 7 lớp bia đồng và giành chiến thắng lấy được công chúa Da Du Đà La.
Vào một lần đi dạo ở cửa thành, ngài nhìn thấy 4 hình ảnh: một người già yếu, một người bệnh tật, một xác chết và một vị tu sĩ. Ngài nhận ra, con người đều không thể thoát khỏi bệnh tật và cái chết. Dù là ai đi chăng nữa, ngài thấy trân quý hình ảnh tự tại và an nhiên của vị tu sĩ. Khi quay về cung, ngài nhìn thấy sự ô uế của con người qua hình ảnh say sưa, thân thể lõa lồ của các cung nữ. Trải qua nhiều sự việc, ngài quyết định tạm biệt người vợ và đứa con thơ lên đường tìm giải thoát.

Ngài cưỡi ngựa và cùng với nô bộc của mình đến bên bờ sông Anoma. Tại đây ngài cắt tóc, trao lại ngựa, trang sức và quần áo, bảo nô bộc trở về, rồi tự mình ra đi. Ngài đến khu rừng để tự ép xác sau khi thọ giáo 2 vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Sau 6 năm tu hành ép xác cùng 5 anh em Kiều Trần Như. Sau khi nghe tiếng đàn của đấng Phạm Thiên Indra ngài nhận ra sự tu hành không nhất thiết phải ép xác, từ đây ngài hướng theo con đường trung dung – Trung Đạo. Cũng vì vậy mà khiến cho 5 anh em Kiều Trần Như thất vọng ra đi, tiếp tục con đường ép xác tu hành.
Sau thời gian thọ thực xong, ngài đặt chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên, nhận được bó cỏ Kusa – một loại cỏ thơm do anh nông dân cúng dường. Ngài đến dưới gốc cây Bồ Đề, dùng bó cỏ thơm đó lót vào tọa thiền rồi phát nguyện: “Nếu không đạt thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và rời khỏi chỗ này.
Trong lúc ngài ngồi thiền, bất chợt một cơn mưa trái mùa rất lớn đổ xuống. Lúc đấy, thần rắn Naga nhìn thấy liền bò ra khỏi hang, dùng thân mình để che mưa cho ngài. Tại đây, ngài đã nhìn thấy được những kiếp trước của mình, của chúng sanh, cũng như sự hình thành và hủy diệt của nhiều thế giới.
Một buổi bình minh trăng tròn vào tháng 4 năm 588 TCN, ngài trở thành một đấng chánh đẳng, chánh giác, một vị Phật của nhân loại.

Tham khảo thêm: Tượng Phật Di Lạc – Ý Nghĩa Tượng Phật Di Lạc
Ý nghĩa của tượng Phật Thích Ca Mâu NI
Phật Thích Ca Mâu Ni là người dám từ bỏ ngai vàng, phú quý, giàu sang để đi tìm chân lý của cuộc đời với bao khó khăn, đói khổ và đã giác ngộ, giải thoát bản thân khỏi thế tục. Phật Thích Ca chính là người khai sinh ra Phật giáo. Vì vậy, việc thờ Phật Thích ca thể hiện sự giác ngộ của gia chủ: thành tâm hướng thiện, muốn giải thoát mình khỏi các thói xấu tham sân si ở đời và muốn cầu cho gia đạo luôn được an lành, tâm thanh tịnh.
Cho nên, khi chúng ta thờ tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng ta hiểu danh hiệu của ngài, thì chúng ta đã biết được bệnh tình của chúng ta trên thế gian này. Ngày ngày ngắm tượng của Ngài, ngày ngày chiêm bái, lễ lạy là để nhằm nhắc nhở chúng ta phải làm sao khởi được lên tâm nhân từ, phải làm sao tiêu trừ được đi những tạp niệm, những vọng tưởng.
Thờ tượng Phật còn có ý nghĩa rất lớn về mặt giáo dục. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy chúng ta “Hiếu Dưỡng Phụ Mẫu, Phụng Sự Sư Trưởng, Từ Tâm Bất Sát, Tu Thập Thiện Nghiệp”. Chúng ta thờ Phật chính là chúng ta thờ Thầy, là vị sư trưởng lớn của chúng ta, là người Thầy đầu tiên (Bổn sư) dạy chúng ta thật tướng của vũ trụ nhân sinh.
Chúng ta thờ Thầy thì chính là chúng ta phải nghe lời Thầy dạy dỗ. Thầy dạy chúng ta thế nào thì chúng ta thành thật y giáo phụng hành, thật làm, thật sự áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống, chính là Phụng sự sư trưởng. Thầy dạy chúng ta Hiếu dưỡng Phụ mẫu, thì việc đầu tiên chúng ta phải làm trong cuộc sống này chính là làm thế nào để tận Hiếu với cha mẹ, làm thế nào để cha mẹ luôn an lòng, thì cha mẹ sẽ hoan hỉ cho chúng ta theo Thầy học đạo.
Cho nên khi hiểu ý nghĩa của việc thờ Phật rồi thì tự nhiên việc thờ Phật không còn là việc khiến chúng ta phải lo lắng thờ thế nào cho đúng, lo sợ thế này, lo sợ thế kia. Niềm tin lúc là là chân tín chứ không còn là mê tín.
Vị trí đặt tượng Phật Thích Ca
Cần đặt tượng Phật Thích Ca ở vị trí phù hợp để thể hiện sự tôn trọng cũng như là phát huy công dụng cảm hóa an lạc cho toàn ngôi nhà. Thậm chí, có nhiều gia chủ còn mời thầy phong thủy hoặc pháp sư về tìm vị trí tốt để đặt tượng.
Bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí giữa nhà, lưng áp vào tường, phía sau không có lỗ hỏng hay khoảng trống. Theo phong thủy thì đặt Đức Phật nhìn về hướng Đông, hướng mặt trời mọc để tâm luôn được soi sáng, giác ngộ đúng lúc, tránh xa các cám dỗ.
Nếu nhà bạn không gian rộng rãi thì nên đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở phòng thờ riêng biệt, còn không có thể đặt bàn thờ Phật ở phía trên, cao hơn so với bàn thờ gia tiên. Nhất định không được đặt chung bát hương, dĩa trái cây…
Đặt tượng Phật ở khu vực có đầy đủ ánh sáng, yên tĩnh. Thường xuyên thờ cúng, lau chùi để tỏa lòng thành và sự tôn trọng dành cho Đức Phật Thích Ca.

Tham khảo thêm: Tượng Phật Quan Âm Đứng – Ý Nghĩa Thờ Cúng Quan Âm Bồ Tát
Những lưu ý khi lập bàn thờ Phật Thích Ca tại gia
Cần phải nắm rõ các nguyên tác thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà để không phạm phải đại kị hoặc bất kính. Khi đi thỉnh tượng Phật phải nên đi thẳng về nhà, đặt lên bàn thờ, không được ghé bất cứ chỗ nào khác.
Vị trí đặt bàn thờ nên hướng ra cửa chính giúp siêu độ và ngăn trừ vận hạn xấu. Tránh các góc khuất, dễ gây ô uế, thiếu tôn trọng Phật Thích Ca.
Phật Thích Ca thuộc đạo luân hồi không nên đặt chung với các vị Thần, Thánh khác như Thổ Công, Thần Tài, Quan Công, Bà chúa xứ, Mẹ sanh mẹ độ… đây là điều cấm kỵ trong nhà Phật.
Trái cây cúng phải đựng ở dĩa riêng biệt không cúng cùng bàn thờ gia tiên. Trái cây phải sử dụng loại mới mua.
Không nên cúng giấy tiền vàng bạc, vàng mã, cục vàng, cóc tài lộc ở bàn thờ Phật Thích Ca. Thứ nhất là do Phật không cần đến những thứ này và không phải thỉnh về để cầu tài lộc, thứ hai là thiếu vẻ trang nghiêm cho bà thờ Phật.
Nếu tượng Phật bị vỡ không được tự ý vứt hoặc ném đi vì như vậy là mạo phạm thần linh. Chờ đến ngày mùng 1 hoặc 15 rồi mang tượng ra ánh nắng để đốt tiễn Phật quy vị.
Khi thờ cúng Phật Thích Ca tại gia nên thu dọn bát hương sạch sẽ và gọn gàng để tránh gây cháy rất nguy hiểm. Có thể thấy các bát hương cúng Phật trong chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm đều được các nhà sư, người làm công quả thu dọn sạch sẽ như lúc ban đầu.
Sau khi thỉnh tượng Phật Thích Ca về thờ, các vật bày cúng trên bàn thờ Phật nên là hoa, quả, nước trà. Vật phẩm cúng Phật Thích Ca nên thay đổi hàng ngày để tránh hư hỏng. Nếu thức ăn còn ăn được thì mang xuống ăn, nếu hư hỏng thì vứt đi như vứt rác không có kiêng kị.
Như vậy, nếu có ý định thỉnh tượng Phật Thích Ca về thờ tại nhà thì gia chủ nên tìm hiểu kĩ những điều nên và không nên làm để tránh bất kính, gây hậu quả không tốt cho gia đình. Ngoài việc thờ cúng tượng Phật Thích Ca trong nhà thì ngày nay người ta còn có xu hướng tìm mua tượng Phật gỗ nhỏ để trang trí trên bàn làm việc, trong xe ô tô như một vật phẩm phong thuỷ mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.
Nhận tạc tượng phật Thích Ca Mâu Ni theo yêu cầu
Tham khảo thêm: TƯỢNG ĐÁ PHẬT GIÁO Những Mẫu Tượng Phật Giáo Được Ưu Chuộng Nhất
Cơ sở điêu khắc đá tượng Phật Thích Ca
Trong số rất nhiều cơ sở điêu khắc tượng Phật Thích Ca trên thị trường, Cơ sở Đá Điêu Khắc Tượng Đá Phong Thủy – Tactuongda.com là cơ sở chuyên điêu khắc các loại Tượng Đá tự nhiên và nguyên khối uy tín hàng đầu, chất lượng đáng tin cậy và giá thành hợp lí.
Khi đến với Tactuongda.com, quý khách sẽ được tư vấn kĩ càng và tận tâm về việc chọn chất liệu đá, mẫu mã kích thước sao cho phù hợp nhất. Chúng tôi cam kết mang lại những sản phẩm chất lượng với giá thành tốt nhất. Tactuongda.com còn nhận tận nơi cho khách hàng có nhu cầu.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
– Hotline: 0965 924 665
– Email: tactuongda@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.