Phúc Lộc Thọ hay Phước Lộc Thọ diễn tả ba điều cơ bản trong cuộc sống tốt đẹp: may mắn (Phúc), giàu sang (Lộc), và sống lâu (Thọ). Mỗi ý niệm được nhân cách hóa thành bộ ba vị thần, gọi chung là ba ông “Phúc-Lộc-Thọ” hay Tam Đa.
Sự tích về ba ông Phúc Lộc Thọ
Có một sự tích khác đầy ấn tượng kể về 3 nhân vật này. Chuyện xưa bên Tàu, hình tượng Phúc Lộc Thọ xuất phát từ ba con người có thật ở ba triều đại phong kiến Trung Quốc.
Theo truyền thuyết của người Hoa, ông Lộc là một quan tham chuyên ăn đút lót. Ông Thọ lại là vị quan thực dụng, ưa xu nịnh vua để được ban thưởng, trong dinh của ông cung nữ nhiều chẳng kém ở cung vua. Chỉ có ông Phúc là quan thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề.

Tham khảo thêm: TƯỢNG ĐÁ PHẬT GIÁO Những Mẫu Tượng Phật Giáo Được Ưu Chuộng Nhất
Ông phúc là ai?
Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi. Thừa tướng đời nhà Đường. ông xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bát ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính, ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay. Không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.
Cụ bà và Cụ ông bằng tuổi nhau. Người Việt ta có câu: “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”. Còn theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng cùng tuổi là rất tốt. Họ có thể điều hòa sinh khí âm, khí dương cho nhau. Vì vậy, có thể bớt đi những bệnh tật hiểm nguy. Lại cùng tuổi nên dễ hiểu nhau, dễ thông cảm cho nhau, nên hai ông rất tâm đầu, ý hợp. Hai cụ 83 tuổi đã có cháu ngũ đại. Lẽ dĩ nhiên phải là nam tử rồi. ông Phúc thường bế đứa trẻ trên tay là như vậy.

Theo phong tục người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm! Phúc to, phúc dày lắm! Bởi thế ông mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, đứng giữa đời, giữa trời, nói:
”Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa. Rồi ông cuời một hơi mà thác. Được thác như ông mới thực sự được về cõi tiên cảnh nhàn du.”
ông bà ra ôm lấy thi thể cụ ông và chít nội than rằng:
”Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, sao trời chẳng cho đi cùng.”
Ai có thể ngờ, nói dứt lời cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cùng ở bên nhau, có nhau. Hỏi còn phúc nào bằng. Và ông được người đời đặt tên là Phúc.
Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền, Ông Phúc là một quan thanh liêm của triều đình. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa trẻ đang nắm lấy áo Ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông hay là có hình ảnh con dơi bay xuống ông (dơi phát âm giống “phúc”).

Ông Lộc là ai?
Ông Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng ông Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. ông hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót ônga những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc.
Trong nhà ông, của cải chất cao như núi. Tưởng ông Đậu Từ Quân được như thế đã là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. ông chỉ hiềm một nỗi, năm ông tám mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. ông ốm lâu lắm. Ông nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức con cái ông không dám đến gần. Đến khi chết, ông ông không nhắm được mắt. ông than rằng:
”Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta? ”

Ông Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Theo truyền thuyết, Ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, “lộc” phát âm gần với lục”, tay cầm “cái như ý” hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh (hươu ông được phát âm giống “lộc”)

Ông Thọ là ai?
Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. ông coi “buôn chính trị” là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi ông nhất định không nhận đút lót. ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng.
Được bao nhiêu tiền thưởng, ông lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh ông, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Ông thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi ông là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, ông Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. ông bảo, ông được thọ như vậy là nhờ ông biết lấy-âm-để-dưỡng-dương.

Do ông Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt cuộc đời của ông, ông chỉ tìm lời nói thật đẹp, thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên ông:
Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì. Ông vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo: “Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao?”
Ông Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Nên người đời mới gọi ông là ông Thọ. Khi chết thì chỉ có đứa chút bốn đời lo tang ma, còn cháu chắt chết hết cả.
Ông Thọ tượng trưng cho sự sống lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc.

Ý nghĩa từng bức tượng trong bộ tượng Phúc Lộc Thọ – Tam Đa
– Tượng Phúc Lộc Thọ hay Phước Lộc Thọ nói về ba điều cơ bản của một cuộc sống hạnh phúc là: Những điều lành, con cái (Phúc), sự thịnh vượng, may mắn (Lộc) và tuổi thọ (Thọ). Mỗi vị thần tượng trưng cho một điều mong ước. Người vô phúc (không có con cái) thì cuộc sống có được nhiều lộc và tuổi thọ cao đi nữa thì cũng không viên mãn. Tương tự như vậy, nếu không có lộc thì phúc và thọ bao nhiêu cũng không hạnh phúc. Cả ba vị đều có khuôn mặt nhân hậu và nụ cười rất hoan hỷ.
– Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, con hiền, cháu thảo. Tương truyền, ông Phúc là một quan thanh liêm đứng đầu của triều đình xưa. Ông Phúc có rất nhiều con cháu, tất cả đều hiếu thảo và thành công hơn người. Vì vậy, tượng ông phúc thường bế đứa bé trên tay. Phúc là điều mong ước đầu tiên của mỗi người. Tượng ông Phúc sẽ đem đến cho gia chủ nhiều phúc phần, con cháu ngoan hiền, hiều thảo và thành đạt.
– Ông Lộc: Hay còn gọi là ông Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng và tài lộc. Truyền thuyết nói rằng ông Lộc là quan lớn của triều đình, có tài ăn nói khéo léo nên được vua ban lộc nhiều vô kể. Ông Lộc đội mũ quan, tay cầm ngọc như ý tượng trưng có sự thăng tiến về công danh, vạn sự như ý và tài lộc tấn tới. Ông Lộc thường đứng ở giữa trong bộ tượng tam đa.
– Ông Thọ: Trong bộ tượng Phúc Lộc Thọ. Ông thọ đứng cuối cùng. Ông thọ là hình tượng ông tiên già, râu tóc bạc trắng, trán rất cao. Tay cầm trái đào tiên, tay chống gậy có buộc quả hồ lô chứa tiên đơn. Ông Thọ sẽ phù hộ cho gia chủ luôn có sức khỏe và sự trường thọ để hưởng phúc. Nhiều người thắc mắc tại sao tượng ông Thọ thấp hơn 2 bức tượng còn lại và cho rằng đó là lỗi trong khi đục tượng nhưng sự thực không phải vậy. Ông thọ là hình ảnh cụ già chống gậy và người lúc nào cũng hơi khom lưng về phía nên tượng ông phải thấp hơn mới hợp lý.
Tham khảo thêm: Tượng Phật Di Lạc – Ý Nghĩa Tượng Phật Di Lạc
Cách trưng bày tượng Phúc Lộc Thọ
Tượng ba ông Tam Đa Phúc Lộc Thọ luôn luôn phải đặt theo đúng thứ tự để phát huy tính năng phong thủy cao nhất.
– Tượng Ông Phúc: đặt bên phải
– Tượng Ông Lộc: đặt ở giữa
– Tượng Ông Thọ: đặt bên trái
Bạn nên đặt tượng ba ông Tam Đa trong những căn phòng chính của ngôi nhà như phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc, thư phòng. Tượng nên đặt ở nơi trang nghiêm. Khi trưng tượng không để bám bụi hoặc các đồ vật che khuất mắt tượng. Để tượng nên hướng về phía cửa chính để đón Phúc Lộc Thọ. Đại kỵ để tượng Tam Đa gần hoặc trong nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc phòng ngủ.
Tùy vào mục đích trưng bày mà gia chủ nên xem xét việc có khai quang tượng hay không. Nếu không khai quang thì tượng đơn giản chỉ là những đồ vật trang trí. Nếu đã khai quang thì phải thờ cúng đầy đủ và đặt ở những vị trí hợp phong thủy.

Những vị trí đặt tượng Phúc Lộc Thọ giúp gia chủ gặt hái tài lộc
– Quầy thu ngân: Tiền tài luôn dư dả
– Trên nóc bàn thờ ông địa: Thuận tiện việc thờ các ngài
– Phòng làm việc: Luôn cảm thấy phấn chấn tinh thần
– Phòng khách: Khách tới luôn cảm thấy thiện chí, vui vẻ
Những lưu ý khi trưng bày Tượng Phúc Lộc Thọ
– Không nên trưng 1 hoặc 2 bức trong bộ tam đa Phúc Lộc Thọ. Khi trưng bày gia chủ nên trưng cả bộ 3 bức. Trường hợp nếu có 1 bức tượng bị hỏng thì cần làm lại bức mới chứ tuyệt đối không nên để trưng 2 bức hoặc chỉ 1 bức vì nó tượng trưng cho hạnh phúc không trọn vẹn.
– Không để tượng ở vị trí quá thấp, vị trí tối thiểu mà các chuyên gia phong thuỷ thống nhất là mặt của tượng phải ngang tầm ngực trở lên.
– Không để tượng nhìn thẳng ra cửa chính sẽ làm thất thoát tài lộc. Khác với tượng chấn trạch, thường để nhìn thẳng ra cửa chính thì tượng dùng để chiêu tài thường tránh nhìn thẳng ra cửa chính. Tượng chấn trạch như: Quan Công, Tượng hổ… Tượng chiêu tài: Phúc Lộc Thọ, Tỳ hưu, Thiềm thừ…
– Nếu trưng tượng mà không muốn thờ cúng thì nên dùng bút lông gạch hình chữ thập (+) dưới đế của tượng. Khi không thờ tượng nữa thì nên mang lên chùa gửi tuyệt đối không đốt, vứt vào nơi ô uế.
Tham khảo thêm: Tượng Phật Di Lặc Kéo Bao Tiền – Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Gia chủ
Cơ sở điêu khắc đá tượng Phúc Lộc Thọ
Trong số rất nhiều cơ sở điêu khắc tượng Phật Di Lặc kéo bao tiền trên thị trường, Cơ sở Đá Điêu Khắc Tượng Đá Phong Thủy – Tactuongda.com là cơ sở chuyên điêu khắc các loại Tượng Đá tự nhiên và nguyên khối uy tín hàng đầu, chất lượng đáng tin cậy và giá thành hợp lí.
Khi đến với Tactuongda.com, quý khách sẽ được tư vấn kĩ càng và tận tâm về việc chọn chất liệu đá, mẫu mã kích thước sao cho phù hợp nhất. Chúng tôi cam kết mang lại những sản phẩm chất lượng với giá thành tốt nhất. Tactuongda.com còn nhận tận nơi cho khách hàng có nhu cầu.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
– Hotline: 0965 924 665
– Email: tactuongda@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.