Từ xa xưa, con người đã thờ phượng Đức Mẹ Mân Côi bằng rất nhiều ảnh tượng với các chất liệu khác nhau như bằng tranh, giấy, gỗ,… tuy nhiên đó đều là những chất liệu rất dễ ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu. Hiểu được vấn đề đó, tactuongda.com mang đến cho quý khách hàng các sản phẩm từ đá tuyệt vời nhất.
Hình ảnh Đức Mẹ Mân Côi với những đức tính thật tuyệt vời yêu người, khiêm nhường, …Chính vì hiểu được tính thiêng liêng ấy, chúng tôi luôn tạc tượng Đức Mẹ Mân Côi một cách chân thực để có thể truyền tải các thông điệp của Mẹ.
Tham khảo thêm: Tượng Đức Mẹ Măng Đen và sự huyền bí? Điểm hành hương Đức Mẹ Măng Đen
Giới thiệu về nguồn gốc tượng Đức Mẹ Mân Côi
Đức Mẹ Mân Côi là một danh hiệu của Đức Trinh Nữ Maria trong mối quan hệ với Kinh Mân Côi. Lễ Đức Mẹ Mân Côi được cử hành vào ngày 7 tháng 10 hằng năm, kỷ niệm chiến thắng quyết định của liên minh Kitô giáo trước hạm đội của Đế chế Ottoman trong Trận hải chiến Lepanto năm 1571.
Khi bạn là người tín ngưỡng Công giáo thì tượng Đức Mẹ Mân Côi là hình ảnh quá đỗi quen thuộc trong tiềm thức của mình. Tượng này còn có tên gọi khác đó là Đức Mẹ Mai Khôi hay Đức Mẹ Môi Côi. Mặt khác, có một số người còn gọi là Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi.
Trong số các lễ nhớ Đức Maria, ngoài lễ Đức Mẹ Lộ Đức và lễ Đức Bà Camêlô, còn có lễ Đức Mẹ Mân Côi, do Đức Giáo Hoàng Gregorio XIII thành lập năm 1573.
Theo các tài liệu ghi lại, ta thấy được rằng ý nghĩa lễ Mẹ Mân Côi được dựa trên lịch sử. Cùng với vẻ tuyệt diệu và thần lực của kinh Mân côi. Trong đó, nhất là do chính Đức Mẹ đã phán dạy và tỏ mình ra là Mẹ rất thánh Mân côi. Đồng thời, nhiều Đức Giáo Hoàng khuyên dạy đọc kinh Mân Côi.
Có thể nói rằng, đối với những người con tín ngưỡng Công giáo. Thì ý nghĩa của thờ Đức Mẹ Mân Côi đã ăn sâu trong tiềm thức. Bởi vậy, ngày nay tượng Đức Mẹ Mân Côi được có mặt trên bàn thờ Công giáo khá nhiều.
Với sự phát triển của công nghệ điêu khắc tượng, tạc tượng như hiện nay. Có nhiều chất liệu, kỹ thuật, ý tưởng để làm nên mẫu tượng đẹp, chất lượng.
Tham khảo thêm: Tượng Đức Mẹ FATIMA Có Nguồn Gốc Như Thế Nào? Điểm Hành Hương Đức Mẹ FATIMA?
Điểm hành hương Đức Mẹ Mân Côi
Vào ngày 7 tháng 10, Giáo hội Công giáo Rôma mừng lễ kính Đức Mẹ Mân Côi hàng năm. Được biết đến trong nhiều thế kỷ với danh hiệu trước kia là “Đức Mẹ Chiến thắng”, ngày lễ diễn ra để tôn vinh chiến thắng của hải quân châu Âu vào thế kỷ 16 chống lại sự xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Đức Thánh Cha Piô V cho rằng chiến thắng này là nhờ sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, là Đấng đã được cầu khẩn vào ngày trận chiến xảy ra, qua chiến dịch cầu nguyện bằng cách lần chuỗi Mân Côi trên khắp Châu Âu.
Lễ này luôn diễn ra một tuần sau lễ kỷ niệm tương tự của người dân Byzantine mừng sự Bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa, mà hầu hết các Kitô hữu Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Đông phương cử hành vào ngày 1 tháng 10 để tưởng nhớ chiến thắng quân sự vào thế kỷ 10 đã bảo vệ thành Constantinople chống lại sự xâm lược sau khi có báo cáo về việc Đức Mẹ hiện ra.
Riêng tại Việt Nam, giáo dân đặc biệt tôn sùng Đức Mẹ: nhiều Thánh đường dâng kính Đức Mẹ, nhiều hội đoàn nhận Đức Mẹ là Quan Thày, nhiều địa điển hành hương với những Đại hội mừng kính Mẹ long trọng và hân hoan…
Trong những ngày đầu Năm Mới, nhiều Đại hôi Hành hương Kính Đức Mẹ được tổ chức rất trọng thể tại nhiều Giáo Phận trong Đất Nước.